Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Trần Quang Diệu(1760-1802)
Trần Quang Diệu là danh tướng của nhà Tây Sơn. Về quê quán của Trần Quang Diệu, đã từng có các ý kiến khác nhau. Cùng với việc xác minh nhiều nguồn tư liệu, trong đó có Gia phả họ Nguyễn, Bảo tàng Đà Nẵng và Hội Khoa học Lịch sử thành phố Đà Nẵng đã ra thông báo: “Trần Quang Diệu, vốn có tên Trần Văn Đạt, là người ở làng An Hải (trước thuộc huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam; nay thuộc quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng).

 


1.Danh tướng nhà Tây Sơn, sinh Nguyễn tử Trần

 

Theo lời kể dân gian, Trần Quang Diệu là người rất giỏi võ. Một hôm trên đường từ Hoài Ân vào Kiên Mỹ để gặp thủ lĩnh phong trào Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, thì bị cọp dữ tấn công. Chống trả được một hồi, ông Diệu vừa bị thương vừa đuối sức, Bùi Thị Xuân tình cờ đi qua đấy liền xông vào cứu được mạng ông. Ít lâu sau, nhờ Nguyễn Nhạc đứng ra làm chủ hôn, Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân trở thành vợ chồng, rồi cùng trải bao gian lao dưới ngọn cờ khởi nghĩa Tây Sơn.

 

Mùa xuân Kỷ Dậu 1789, ông cùng với vua Quang Trung và các dũng tướng đánh thẳng vào Hạ Hồi và Ngọc Hồi, làm nên chiến thắng Đống Đa vang dội. Sau đại thắng, ông được cử làm Đốc trấn Nghệ An, trông coi việc xây dựng Phượng Hoàng trung đô tại đây.

 

Năm Nhâm Tý (1792), vua Quang Trung mất, ông giữ chức Thái phó, hết lòng giúp vua Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản, nhưng Quang Toản hay nghe lời gièm pha của nịnh thần, dầu vậy ông vẫn tận tình giúp nhà Tây Sơn. Những năm Nguyễn Ánh đem quân từ miền Nam ra chiếm thành Quy Nhơn, bị ông tiêu diệt một phần lớn cánh quân ở Bình Định.

 

Năm 1802, nghe tin quân Nguyễn Ánh đánh Trấn Ninh, ông cùng Võ Văn Dũng bỏ Quy Nhơn kéo quân ra Nghệ An cứu viện. Nhưng đến Hương Sơn thì hay tin Nghệ An đã mất, vợ chồng ông định lên đường ra Bắc, thì bị quân Nguyễn Ánh đón bắt tại Thanh Chương.

 

Nguyễn Ánh sau khi lên ngôi lấy hiệu Gia Long, tỏ ý chiêu hàng ông. Ông đáp: “Trung thần không thờ hai vua, nay tôi bị bắt thì chỉ có tội chết. Nếu nhà vua mới rộng lượng tha cho, như trước đây tôi đã tha cho các tướng ở Quy Nhơn thì tôi sẽ về ở nơi thôn dã, cày ruộng, nộp thuế như người thường dân, chứ nhận chức quan của triều đại mới thì không phải là trượng phu”.

 

Biết không thể khuất phục được ông, vua Gia Long xử cả gia đình ông một cách dã man. Ông bị xử lột da, vợ và con gái ông thì bị voi giày. Sau khi ông mất, con cháu ông ở làng An Hải phải cải từ họ Trần sang họ Nguyễn, đến khi mất mới ghi trên bia mộ là họ Trần( sinh vi Nguyễn, tử vi Trần)

 


(Tượng thờ Trần Quang Diệu tại bảo tàng vua Quang Trung ở Bình Định)

 

2. Người mở đường Trường Sơn thời Tây Sơn

 

Năm 1786, Nguyễn Huệ mang quân ra đánh chiếm Phú Xuân, mở đầu việc tiêu diệt tập đoàn phong kiến chúa Trịnh. Một khó khăn đặt ra là muốn chiếm Phú Xuân phải đánh tan tuyến phòng ngự kiên cố của quân Trịnh ở đèo Hải Vân. Đường lên xuống cửa ải này là độc đạo, một bên núi cao, một bên biển sâu.

 

Trước trận đánh quan trọng này, Nguyễn Huệ bàn riêng với Trần Quang Diệu: phải đánh cho địch không kịp trở tay, Phú Xuân không kịp đưa quân ứng cứu. Rồi Nguyễn Huệ giao cho Trần Quang Diệu đưa trượng binh và bộ binh từ rừng núi phía Tây thành Hoàng Đế, mở đường rừng, hành quân cấp tốc ra thượng lưu sông Lê (Trà Khúc), vòng qua phía Tây đèo Hải Vân, rồi chia làm hai cánh. Một cánh bất ngờ thọc sâu xuống vùng Phú Lộc phía Nam Huế, bao vây chặt đèo Hải Vân từ mặt Bắc. Quân Tây Sơn trong đánh ra, ngoài đánh vào, tiêu diệt toàn bộ quân Trịnh trấn giữ đèo, kể cả chủ tướng Hoàng Nghĩa Hồ. Cánh thứ hai tiếp tục bí mật luồn rừng, phối hợp với thủy quân đánh chiếm Phú Xuân, buộc phó tướng Hoàng Đình Thể phải tự vẫn trên bành voi, bắt chủ tướng Phạm Ngô Cầu giải về Quy Nhơn.

 

Trong chiến thắng Phú Xuân, các dân tộc miền núi phía Tây Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam như Ba na, H’rê… đã góp sức dẫn đường, cùng nghĩa quân Tây Sơn dưới quyền chỉ huy của Trần Quang Diệu mở đường Trường Sơn.

 

Về sau, vua Quang Trung phong Trần Quang Diệu làm Đại Tổng trấn bình định miền Tây. Ông lại đem quân theo đường Trường Sơn, đánh chiếm Trấn Ninh, bắt tù trưởng Cheo Nam, Cheo Kiêu, dẹp Triệu Cao ở Quy Hợp, chém Tả súy Phan Dung và Hữu súy Phan Siêu. Quân Xiêm sang giúp bị đánh chạy tán loạn.

 

Thời vận đổi thay, cũng chính trên đường mòn Trường Sơn do Trần Quang Diệu đã mở, vào khoảng tháng 4 năm 1802, biết tin vua Cảnh Thịnh đại bại ở Nhật Lệ, ông cùng Võ Văn Dũng đưa tượng binh theo đường Trường Sơn ra Nghệ An giúp vua. Nhưng mọi cố gắng của vị dũng tướng đã không thành

 


(Tranh vẽ theo lối hiện đại phỏng theo di tượng của Trần Quang Diệu tại đền thờ)




3. Duyên nợ với tướng lĩnh triều Nguyễn

 

Cuộc đời binh nghiệp luôn phải đối mặt sống chết với kẻ thù, thế nhưng Trần Quang Diệu lại mang nhiều duyên nợ với chính những người ở phía kia chiến tuyến.

 

Năm 1801, ông cùng với Vũ Văn Dũng dốc quân đánh thành Quy Nhơn (tức thành Bình Định), lúc đó do tướng của Nguyễn Ánh là Võ Tánh trấn giữ. Hết lương thực, Võ Tánh gửi thư cho ông nói rằng: “Phận sự ta làm chủ tướng, thì đành liều chết dưới cờ. Các tướng sĩ không có tội gì, không nên giết hại”. Võ Tánh chất rơm cỏ tự thiêu, Hiệp trấn Ngô Tòng Châu uống thuốc độc tự tử. Khi hạ được thành, Trần Quang Diệu đã làm một việc được người đời khen là vị tướng nhân đức: Chôn cất hai người tử tế và tha cho tướng sĩ chúa Nguyễn, không giết một ai. Sau đó, ông chia người đi cứu Phú Xuân và Phú Yên nhưng đều thất bại.

 

Ngoài ra, có chuyện kể rằng Trần Quang Diệu và Nguyễn Văn Thoại (tức Thoại Ngọc Hầu) là đôi bạn cùng quê (cùng sinh ra ở An Hải, và cùng lứa tuổi) thân thiết. Sau quê hương loạn lạc, khiến cả 2 người phải bôn ba. Khi biết tin nhau thì hai ông đã ở hai bên chiến tuyến. Vào năm 1801, lúc Nguyễn Văn Thoại mang quân từ Vạn Tượng (Lào) tiến đánh Phú Xuân, nghe tin Trần Quang Diệu từ Quy Nhơn cầm binh ra tiếp cứu; vì không muốn đối đầu với bạn, nên ông Thoại giao binh quyền cho phó tướng của mình là Lưu Phước Tường rồi bỏ vào Gia Định. Vì vậy, Thoại Ngọc Hầu bị chúa Nguyễn Phúc Ánh bắt tội là không có lệnh của vua mà tự tiện về, giáng xuống làm cai đội cai quản đạo Thanh Châu. Năm 1802, trong dịp khen thưởng những người có công, rất có thể vì chuyện này, mà ông Thoại cũng chỉ được nhà vua phong làm Khâm Sai Thống binh cai cơ sau mới thăng làm chưởng cơ

 

Quả là nặng tình bằng hữu.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)
    Vị Công tôn nữ cuối cùng làm gối tựa cung đình Huế qua đời (25-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Trương Định ( 1820 - 1864) (25-11-2013)
    Nguyễn Huệ (1752 - 1792) (14-11-2013)
    Nhà bác học Lê Quý Ðôn (1726 -1784) (11-11-2013)
    Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (761-802) (05-11-2013)
    Nguyễn Khoái  (28-10-2013)
    Tư đồ Trần Nguyên Hãn (04-10-2013)
    Giang Văn Minh: Vị sứ thần bất khuất  (30-09-2013)
    Bùi Thị Xuân (23-09-2013)
    Nguyễn Du (1766-1820) (17-09-2013)
    Tuệ Tĩnh (09-09-2013)
    Chu Văn An (03-09-2013)
    Đỗ Quang (1807-1866), một tấm lòng yêu nước thương dân. (26-08-2013)
    Phạm Phú Thứ (1820 - 1882) (20-08-2013)
    Lý Nhân Tông (02-07-2013)
    Khúc Thừa Dụ  (28-05-2013)
    Nguyễn Bá Lân  (09-04-2013)
    Từ mùa xuân Kỷ Dậu ấy (14-02-2013)
    Trần Nhật Duật (15-12-2012)
    Mai Hắc Đế - Trần Quốc Vượng  (19-11-2012)
    Nguyễn Trường Tộ (01-11-2012)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152893474.